A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chương trình đào tạo trung cấp nghề Thư viện - Thiết bị trường học

Tên ngành: Thư viện -Thiết bị trường học

Mã ngành:  5320207

Trình độ đào tạo: Trung cấp

Hình thức đào tạo: Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học cơ sở; Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương; Tốt nghiệp trung cấp trở lên.

Thời gian đào tạo:

Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương: 1,5 năm

Tốt nghiệp Trung học cơ sở: 1,5 năm và được học thêm chương trình văn hoá phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tốt nghiệp trung cấp trở lên: 1,0 năm

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo ngành Thư viện - Thiết bị trường học trình độ trung cấp nhằm đào tạo cán bộ có đủ năng lực, đạo đức, tâm huyết với nghề; có ý thức tổ chức kỉ luật, tác phong làm việc chuyên nghiệp, có sức khỏe để thực hiện tốt công tác tổ chức và hoạt động nghiệp vụ thư viện, công tác thiết bị dạy học trong các Trường Tiểu học, Trung học cơ sở; các thư viện văn hóa địa phương, một số nghiệp vụ công tác văn phòng trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp.

1.2. Mục tiêu cụ thể

* Kiến thức

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng, an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

- Vận dụng được kiến thức lý luận về tâm lý học và giáo dục học phục vụ cho công tác thư viện - thiết bị trong trường phổ thông có hiệu quả.

- Xây dựng được kế hoạch bổ sung; quy trình, thủ tục tiếp nhận, đăng kí, kiểm kê và thanh lọc tài liệu.

- Thực hiện được phương pháp mô tả và phân loại tài liệu theo các quy tắc, quy chuẩn của nghiệp vụ thư viện.

- Trình bày được phương pháp, nội dung xây dựng công cụ tra cứu thông tin truyền thống và hiện đại; biên soạn các sản phẩm thông tin thư viện.

- Hiểu những kiến thức về công tác bạn đọc; tổ chức được các hình thức phục vụ bạn đọc.

- Hiểu đầy đủ về nội dung chương trình, phương pháp dạy học các môn ở Tiểu học, Trung học cơ sở.

- Trình bày được hệ thống thiết bị dạy học, vị trí, vai trò của công tác thiết bị dạy học, nhiệm vụ của viên chức làm công tác thiết bị dạy học.

- Nêu được các quy trình, cách thức tổ chức hoạt động, nội dung cơ bản của công tác quản lí thiết bị dạy học.

* Kĩ năng

- Tổ chức được kho tài liệu; thực hiện được các hình thức bảo quản tài liệu theo quy trình, nguyên tắc, tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật và phù hợp với từng loại hình tài liệu.

- Xây dựng được các công cụ tra cứu truyền thống như mục lục phân loại, mục lục chữ cái.

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, ứng dụng được công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Thu thập thông tin về đặc điểm tâm lý người học, đặc điểm quá trình giáo dục để tư vấn cho việc chuẩn bị, lựa chọn điều kiện phương tiện dạy học.

- Biết cách quản lí, bảo quản, bảo trì các thiết bị dạy học ở trường phổ thông.

- Lắp ráp, sử dụng được các thiết bị dạy học, có thể sửa chữa, làm mới được một số đồ dùng dạy học.

* Năng lực tự chủ và trách nhiệm

- Chấp hành nghiêm chỉnh chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, có đạo đức và lối sống văn minh.

- Có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, biết làm việc trong tập thể, tác phong chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo.

- Nghiêm túc trong công việc, chủ động tìm tòi học hỏi, không ngừng nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp: Sau khi tốt nghiệp, người học có thể đảm nhận được công tác tổ chức và hoạt động nghiệp vụ thư viện, công tác thiết bị dạy học, trong các trường Tiểu học, Trung học cơ sở, hệ thống các thư viện tại địa phương, trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp.

1.4. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành Thư viện-Thiết bị trường học trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

- Số lượng môn học, mô đun: 22

- Khối lượng kiến thức toàn khóa học:  60 Tín chỉ (1500 giờ)

- Khối lượng các môn học chung: 255 giờ

- Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1245 giờ

- Khối lượng lý thuyết: 377 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1051 giờ

3. Nội dung chương trình

 

Mã MH/ MĐ

 

 

Tên môn học/mô đun

Số tín chỉ

Thời gian học tập (giờ)

 

Tổng số

 

Lý thuyết

Thực hành/ thực tập/thí nghiệm/bài tập/thảo luận

Thi/Kiểm

tra

I

Các môn học chung

13

255

94

148

13

MH 01

Giáo dục chính trị

2

30

15

13

2

MH 02

Pháp luật

1

15

9

5

1

MH 03

Giáo dục thể chất

1

30

4

24

2

MH 04

Giáo dục quốc phòng và An ninh

3

45

21

21

3

MH 05

Tin học

2

45

15

29

1

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

4

90

30

56

4

II

Các môn học chuyên môn

 

 

 

 

 

II.1

Môn học cơ sở

6

135

52

75

8

MH 07

Tâm lý - Giáo dục học

2

30

12

16

2

MH 08

Tiếng Việt thực hành

2

30

12

16

2

MH 09

Thư viện học đại cương

2

45

23

20

2

II.2

Môn học chuyên môn

 

 

 

 

 

II.2.1

Thư viện

12

255

85

160

10

MH 10

Mô tả tài liệu

3

60

20

38

2

MH 11

Phân loại tài liệu

3

60

20

38

2

MH 12

Xử lí nội dung tài liệu

2

45

15

28

2

MH 13

Hệ thống mục lục

2

45

15

28

2

MH 14

Tra cứu khai thác phổ biến thông tin

2

45

15

28

2

II.2.2

Thiết bị dạy học

16

360

121

213

26

MH 15

Những vấn đề cơ bản về công tác TBDH ở trường phổ thông

2

45

23

20

2

MH 16

Thiết bị dạy học nhóm các môn KHTN 1 (Khoa học, KHTN, Tự nhiên và XH)

4

90

24

60

6

MH 17

Thiết bị dạy học nhóm các môn KHTN 2 (Toán học, Tin học, Công nghệ)

3

75

24

45

6

MH 18

Thiết bị dạy học nhóm các môn KHXH 1 (Ngữ văn, Ngoại ngữ)

2

45

15

26

4

MH 19

Thiết bị dạy học nhóm các môn KHXH 2 (Lịch sử và Địa lí, Đạo đức và GDCD)

2

45

15

26

4

MH 20

Thiết bị dạy học các môn Nghệ thuật, Giáo dục thể chất

3

60

20

36

4

II.3

Môn học tự chọn (Chọn 1 trong 3 môn học sau)

3

75

15

58

2

MH 21

Ứng dụng CNTT trong quản lí thư viện và thiết bị dạy học

3

75

15

58

2

MH 22

Lắp đặt, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng các thiết bị dùng chung

3

75

15

58

2

MH 23

Thư viện điện tử

3

75

15

58

2

MĐ 24

Thực tập tốt nghiệp

10

450

15

420

15

Tổng cộng

60

1500

377

1051

72

 4. Hướng dẫn sử dụng chương trình

4.1. Các môn học chung bắt buộc do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ/ngành tổ chức xây dựng và ban hành để áp dụng thực hiện.

4.2. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa

        - Để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp, nhà trường có thể bố trí cho học sinh tham quan, học tập tại một số trường học, thư viện...

       - Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm phù hợp.

4.3. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun

Thời gian tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun được xác định và có hướng dẫn cụ thể theo từng môn học, mô đun trong chương trình đào tạo.

4.4. Hướng dẫn xét công nhận tốt nghiệp

- Người học phải học hết chư­ơng trình đào tạo trình độ trung cấp theo từng ngành, nghề và phải tích lũy đủ số mô đun hoặc tín chỉ theo quy định trong chương trình đào tạo.

- Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào kết quả tích lũy của người học để quyết định việc công nhận tốt nghiệp ngay cho người học.

4.5. Các chú ý khác

- Sau khi lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn, các cơ sở dạy nghề có thể sắp xếp lại thứ tự các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo để thuận lợi cho việc quản lý.

- Dựa theo chương trình này, khi đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp lên cao đẳng, cần giảng dạy bổ sung những môn học, mô đun trong chương trình trung cấp  không đào tạo./.

 

 

 

 

Thái Bình, ngày 31 tháng  8 năm 2020

Q. HIỆU TRƯỞNG

Đã ký

Nguyễn Thị Yến

 


Danh mục

Tin tức nổi bật