Khoa Các bộ môn chung và Giáo dục hòa nhập

1. Chức năng

a) Tổ chức thực hiện chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, học tập; tổ chức các hoạt động khoa học và công nghệ; tổ chức phát triển chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình tài liệu, nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy học tập nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn của khoa.

b) Phát hiện, thực hiện can thiệp sớm; tư vấn tâm lý, sức khỏe, giáo dục, hướng nghiệp để lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp cho trẻ mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ, hội chứng tăng động giảm chú ý, chậm phát triển ngôn ngữ, rối nhiễu tâm trí.

2. Nhiệm vụ

a) Thực hiện đầy đủ các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Quy chế tổ chức hoạt động của Trường và các quy định khác do Hiệu trưởng ban hành.

b) Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế theo kế hoạch chung của Trường; hợp tác với các tổ chức khoa học và công nghệ, các cơ sở có liên quan đến ngành nghề đào tạo của khoa, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học.

c) Tổ chức phát triển các chuyên đề bồi dưỡng, bồi dưỡng thường xuyên và đào tạo lại đội ngũ giáo viên theo quy định.

d) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho giảng viên, người lao động và học sinh, sinh viên; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên và người lao động khác thuộc khoa.

đ) Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên thuộc khoa, ngành nghề đào tạo, cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu khoa học, tăng cường điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục đào tạo.

e) Nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học Tâm lý - Giáo dục, Công tác xã hội, Giáo dục đặc biệt vào việc nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của Nhà trường, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Hợp tác nghiên cứu khoa học với các cơ quan, tổ chức nghiên cứu trong nước và nước ngoài về những vấn đề liên quan đến giáo dục hòa nhập; chủ động thu hút nguồn đầu tư, tài trợ từ các tổ chức trong và ngoài nước cho lĩnh vực giáo dục hòa nhập.

f) Xây dựng chương trình Giáo dục sớm, Can thiệp sớm cho trẻ em trước độ tuổi đến trường, trẻ ở giai đoạn tuổi mầm non, tiểu học. Xây dựng và chuyển giao các mô-đun giảng dạy về giáo dục và can thiệp sớm đến các cơ sở giáo dục.

g) Xây dựng các dự án hợp tác với các tổ chức trong nước và quốc tế đang quan tâm đến tham vấn học đường, giáo dục và can thiệp sớm để phát triển lĩnh vực thực hành ứng dụng này tại đơn vị. Tạo môi trường thực hành cho sinh viên ngành Giáo dục đặc biệt, Công tác xã hội, Giáo dục mầm non, Giáo dục tiểu học với trẻ có nhu cầu đặc biệt.

h) Thực hiện đánh giá và can thiệp cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt: đánh giá, chẩn đoán các dạng khuyết tật, rối nhiễu tâm trí dựa trên thang đánh giá chuẩn của thế giới. Tổ chức giáo dục chuyên biệt cho trẻ mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỉ, hội chứng tăng động giảm chú ý, chậm phát triển ngôn ngữ, rối nhiễu tâm trí. Kết nối, chuyển giao trẻ tới những cơ sở trị liệu chuyên biệt hơn nếu cần thiết. Tư vấn, hỗ trợ cho phụ huynh các phương pháp can thiệp sớm đối với những trường hợp được chẩn đoán có dấu hiệu mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ, hội chứng tăng động giảm chú ý, chậm phát triển ngôn ngữ, rối nhiễu tâm trí. Tổ chức các lớp bồi dưỡng, khóa tập huấn ngắn hạn về phương pháp giáo dục sớm tiên tiến cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu.

i) Tham mưu thành lập và tham gia hoạt động bộ phận tham vấn, Tư vấn học đường của Trường. Tổ chức thực hiện các hoạt động tư vấn, tham vấn. Tổ chức các lớp bồi dưỡng, khóa tập huấn ngắn hạn về tham vấn, tư vấn học đường; kỹ năng sống cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu.

k) Quản lý giảng viên, người lao động và học sinh, sinh viên thuộc khoa theo phân cấp của Hiệu trưởng. Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động giảng dạy, thực hiện chế độ làm việc của giảng viên, người lao động; thực hiện quy chế đào tạo của học sinh, sinh viên và người học thuộc khoa quản lý.

l) Tổ chức đánh giá cán bộ quản lý, giảng viên trong khoa và tham gia đánh giá cán bộ quản lý theo quy định.

m) Đề xuất nhu cầu và phối hợp với đơn vị chức năng tham gia vào quá trình tuyển dụng viên chức, lao động hợp đồng của Khoa theo quy định hiện hành.

n) Quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất được giao theo quy định.

o) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.

3. Cơ cấu tổ chức

a) Lãnh đạo khoa: Trưởng khoa và các Phó Trưởng khoa.

b) Các đơn vị thuộc khoa: Văn phòng khoa; Bộ môn Lí luận chính trị; Bộ môn Tâm lí - Giáo dục và Công tác xã hội; Bộ môn Giáo dục thể chất - Quốc phòng.

4. Danh sách nhân sự

TT

Họ và tên

Năm sinh

Chức vụ

  1.  

Phạm Đăng Quân

1967

Trưởng khoa

  1.  

Nguyễn Văn Lợi

1966

Phó Trưởng khoa

  1.  

Nguyễn Thị Hải

1982

Phó Trưởng khoa

  1.  

Bùi Thị Tuyết Mai

1982

Phó Trưởng khoa

  1.  

Nguyễn Thị Vân

1987

 

  1.  

Nguyễn Thị Lan Anh

1984

 

  1.  

Phí Thị Nga

1983

 

  1.  

Nguyễn Thị Vân Anh

1979

 

  1.  

Phạm Thị Hồng Phương

1981

 

  1.  

Đặng Thị Nga

1981

 

  1.  

Vũ Thị Như Quỳnh

1982

 

  1.  

Trần Thị Hoa

1986

 

  1.  

Phan Thị Mai

1987

 

  1.  

Đặng Ngọc Anh

1978

 

  1.  

Đặng Tiến Thuỷ

1982

Trưởng bộ môn GDTC-QP

  1.  

Lưu Văn Xá

1983

 

  1.  

Nguyễn Minh Long

1986