BAN CHỈ HUY QUÂN SỰ TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM THÁI BÌNH - QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ
Cử nhân Trần Hữu Nghị,
Phó trưởng phòng Tổ chức – Hành chính, Phó Chỉ huy trưởng
1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển
Ban Chỉ huy Quân sự Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình là một tổ chức thuộc trường, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh của Nhà trường, dưới sự chỉ đạo chuyên môn trực tiếp của Ban Chỉ huy Quân sự thành phố Thái Bình. Thành phần theo quy định gồm Chỉ huy trưởng là đồng chí Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng; Chính trị viên là đồng chí Bí thư Đảng ủy hoặc Phó Bí thư Đảng ủy; Phó chỉ huy trưởng là đồng chí Trưởng hoặc Phó Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính; Chính trị viên phó là Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Nhà trường. Ban Chỉ huy Quân sự Nhà trường được sử dụng con dấu riêng theo quy định pháp luật.
Sau khi Luật Dân quân tự vệ số 43/2009/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 23 tháng 11 năm 2009, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2010 (thay thế Pháp lệnh Dân quân tự vệ số 19/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 4 năm 2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa XI), ngày 15 tháng 11 năm 2010, Ban Chỉ huy Quân sự Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình chính thức được thành lập theo Quyết định số 1551/QĐ-BCH của Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thái Bình. Việc Nhà trường sớm thành lập Ban Chỉ huy Quân sự ngay sau khi các văn bản dưới luật (Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ Quốc phòng) hướng dẫn thi hành Luật Dân quân tự vệ được ban hành đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt của các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương đối với công tác quân sự quốc phòng an ninh của Nhà trường.
Trước khi thành lập Ban Chỉ huy Quân sự, công tác quân sự quốc phòng an ninh của Nhà trường do đồng chí Trưởng Phòng Tổ chức – Hành chính chủ trì, phối hợp với các ban chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện.
2. Chức năng nhiệm vụ
Ban Chỉ huy Quân sự Nhà trường có chức năng, nhiệm vụ sau đây:
a) Tham mưu cho cấp ủy Đảng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo công tác quốc phòng, quân sự của cơ quan mình; đăng ký, quản lý tự vệ tại cơ quan, thực hiện công tác tuyển quân và quản lý lực lượng dự bị động viên dưới sự chỉ đạo của cơ quan quân sự địa phương; thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng, an ninh cho cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên và người lao động trong cơ quan; thực hiện chính sách hậu phương quân đội;
b) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch về công tác quốc phòng, quân sự của cơ quan, tổ chức; kế hoạch tổ chức lực lượng, huấn luyện và hoạt động của tự vệ; kế hoạch bảo vệ cơ quan; kế hoạch phòng thủ dân sự, kế hoạch bảo đảm hậu cần, kỹ thuật tại chỗ và tham gia xây dựng kế hoạch khác có liên quan đến nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở cơ sở;
c) Giúp Hiệu trưởng, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch động viên quốc phòng về người, phương tiện kỹ thuật và cơ sở vật chất khác theo chỉ tiêu của Nhà nước; tham gia xây dựng khu vực phòng thủ, xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, quân sự tại địa phương nơi đặt trụ sở;
d) Tổ chức xây dựng lực lượng, huấn luyện, giáo dục chính trị, pháp luật cho tự vệ; chỉ huy tự vệ thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 8 của Luật này;
đ) Tổ chức đăng ký, quản lý, bảo quản và sử dụng vũ khí, trang bị của các đơn vị tự vệ thuộc quyền theo quy định của pháp luật;
e) Giúp Hiệu trưởng, tổ chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết về công tác quốc phòng, quân sự, công tác tổ chức và hoạt động của tự vệ thuộc quyền.
3. Nhân sự đương nhiệm
Thẩm quyền bổ nhiệm các chức danh trong Ban Chỉ huy Quân sự nhà trường do đồng chí Chỉ huy trưởng, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thái Bình ký quyết định và ban hành. Các chức danh trong Ban Chỉ huy Quân sự nhà trường được kiện toàn theo sự thay đổi chức danh tương ứng với các chức danh trong tổ chức đảng, đoàn thể và chính quyền theo quy định của pháp luật.
TT | Họ và tên | Chức vụ | Thời gian bổ nhiệm |
1 | Hoàng Văn Thiệp | Phó bí thư Đảng ủy – Hiệu trưởng – Chỉ huy trưởng | 12/2022 |
2 | Nguyễn Thị Yến | Bí thư Đảng ủy – Phó hiệu trưởng – Chính trị viên | 12/2022 |
3 | Trần Hữu Nghị | Phó bí thư Chi bộ - Phó trưởng phòng Tổ chức Hành chính – Phó chỉ huy trưởng | 11/2010 |
4 | Lê Thị Tú Anh | Bí thư Đoàn trường – Chính trị viên phó | 02/2020 |
4. Thành tích đạt được
Dưới sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của cấp ủy đảng và chính quyền các cấp, công tác quân sự quốc phòng an ninh của Nhà trường trong những năm qua luôn luôn được đảm bảo, góp phần làm nên thành tích chung của Nhà trường: Huân chương Lao động hạng Nhì, hạng Ba, Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Uỷ bân nhân dân tỉnh Thái Bình và nhiều Bằng khen Giấy khen khác.
Một số kết quả đạt được như sau:
Đã xây dựng phương án chiến đấu bảo vệ cơ quan được Ban Chỉ huy Quân sự thành phố Thái Bình phê duyệt.
Hoàn thành công tác bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh 100/% cho cán bộ, viên chức và người lao động thuộc các đối tượng 2, 3 và 4 đạt loại Khá trở lên.
100% học sinh, sinh viên hoàn thành Chương trình Giáo dục Quốc phòng và an ninh, trong đó trên 70% đạt loại khá và giỏi.
Lực lượng Tự vệ nhà trường hằng năm tham gia hội thao toàn thành phố luôn luôn đạt loại khá và giỏi.
5. Phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới
- Tiếp tục quán triệt nghiêm túc Chỉ thị 12-CT/TW, ngày 03/5/2007 của Bộ Chính trị (khoá X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục quốc phòng và an ninh trong tình hình mới; Quy định 07/QĐ-BTCTW ngày 16/4/2008 của Ban Tổ chức Trung ương về tiêu chuẩn kiến thức quốc phòng - an ninh cho cán bộ, đảng viên; Luật Giáo dục Quốc phòng và An ninh số 30/2013/QH13, Nghị định 13/2014/NĐ-CP ngày 25/02/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh; Thông tư 05/2020/TT-BGDĐT ngày 18/3/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Chương trình Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học; các văn bản, hướng dẫn của Hội đồng Giáo dục quốc phòng và an ninh Trung ương, các bộ, ban, ngành có liên quan và của Quân khu 3, Hội đồng Giáo dục quốc phòng và an ninh tỉnh về nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh.
- Thực hiện tốt 5 giải pháp của Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo gắn với nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh. Năm học 2023-2024, Nhà trường tiếp tục liên kết với các Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh có uy tín để triển khai hiệu quả Chương trình Giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên hệ chính quy, trình độ cao đẳng, ngành Giáo dục Mầm non;
- Nâng cao chất lượng giảng dạy chương trình Giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh trung cấp nghề và THPT.
- Tiếp tục rà soát bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho cán bộ lãnh đạo, quản lý, giảng viên, viên chức theo quy định của Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh.
- Tập trung đổi mới phương pháp, tăng cường ứng dụng Công nghệ thông tin, đầu tư cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học Giáo dục quốc phòng và an ninh.
- Nâng cao trình độ và số lượng cán bộ giảng dạy môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh.
- Tăng cường đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ môn học theo Thông tư số 01/2018/TT-BGDĐT ngày 26/01/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu môn học Giáo dục Quốc phòng và an ninh trong các trường tiểu học, THCS, THPT và trường phổ thông nhiều cấp học, trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học.
6. Giải pháp
- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của Nhà trường trong năm học 2024-2025 và những năm tiếp theo.
- Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức trách nhiệm cho cán bộ, giảng viên, học sinh, sinh viên, đề cao ý thức đối với việc học tập, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh. Đến năm 2024, toàn thể cán bộ trưởng, phó các đơn vị khoa, phòng, trường trực thuộc Trường (đối tượng 3) được bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh ở tỉnh; 100% cán bộ giảng viên, đảng viên, lao động hợp đồng (đối tượng 4) của Nhà trường được tham gia lớp bồi dưỡng tại trường.
Phát huy kết quả tập huấn thiết kế bài giảng điện tử và phần mềm hệ thống quản lý Giáo dục quốc phòng và an ninh; xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện, không ngừng đổi mới phương pháp, làm chuyển biến rõ rệt chất lượng dạy học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh.
Triển khai, đưa vào sử dụng bộ đề thi trắc nghiệm khách quan môn Giáo dục quốc phòng và an ninh.
Chủ động tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho giảng viên mới, tham gia đầy đủ chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên do Bộ Giáo dục và Đào tạo mở. Thực hiện nghiêm các quy định về đánh giá kết quả học tập Giáo dục quốc phòng và an ninh của học sinh, sinh viên; tăng cường thiết bị công nghệ hỗ trợ giảng dạy.
Chú trọng khâu biên chế và chuẩn hóa đội ngũ giảng viên Giáo dục quốc phòng và an ninh. Khi có thông báo của các cơ sở đào tạo, kịp thời tuyển chọn, bố trí giảng viên đi đào tạo văn bằng 2 (đại học chuyên ngành Giáo dục quốc phòng và an ninh).
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập cho học sinh trung cấp nghề và THPT theo Thông tư số 18/2015/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH ngày 18/9/2015 của liên bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về quy định tổ chức dạy, học và đánh giá kết quả học tập môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và THPT.
Thái Bình ngày 01 tháng 12 năm 2024